Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời Tam Quốc và có rất nhiều câu chuyện xung quanh nhân vật này. Từ hàng trăm năm trước Tào Tháo đã là cái tên được nhiều người nhắc đến và là hiện diện có sự đa nghi quỷ quyệt và rất nham hiểm. Do đó, đến khi chết đi Mộ Tào Tháo vẫn là vấn đề gây tranh cãi cho nhiều người. Bài viết này sẽ giới thiệu thông tin về Mộ Tào Tháo, khai quật mộ và giải đáp bí ẩn của ngôi mộ. Cùng theo dõi nhé.
1. Thông tin lịch sử Tào Tháo
Tào Tháo sinh vào khoảng năm 155 có tên tự là Mạnh Đức, hồi nhỏ có tên là Cát Lợi. Ông được sinh ra trong một gia tộc giàu có tại huyện Tiêu, nước Bái ngày nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Dù có cuộc sống sung túc giàu sang nhưng Tào Tháo lại mất mẹ từ sớm, cha ông tên là Tào Tung lại không mấy quan tâm đến con. Chính vì vậy, Tào Tháo ít được dạy bảo nghiêm túc nên thời đấy có thể gọi là chơi bời lêu lổng hoặc miêu tả trong Tam Quốc Chí như ưng bay chó chạy, phóng túng vô độ.
Từ khi còn nhỏ Tào Tháo đã được đánh giá là đứa trẻ thông minh, tính tình phóng khoáng, không chú ý đến nhứng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt, ông thường rất thích đọc sách và loại sách yêu thích của ông là binh thư và quyền biến. Do đó, ông được biết đến là một người mưu mô và khôn lỏi.
Thời niên thiếu theo Tam Quốc Chí có nhận xét về Tào Tháo là “cơ trí nhạy bén, ứng biến, chơi bời phóng đãng, không lo học hành”. Kiều Huyền là một người bạn thời vong niên với Tào Tháo và giữ chức Thái úy cũng bày tỏ quan điểm là “thiên hạ tất loạn, không có tài cái thế thì không trị được. Người dẹp an được thiên hạ tất là anh vậy”.
Theo danh sĩ Hứa Thiệu bị Tào Tháo bức bách mà cũng phải đưa ra đánh giá của mình về con người này là “năng thần thời trị và gian hùng thời loạn”. Tuy nhiên, những đánh giá về Tào Tháo đều dựa trên lý lẽ và quan điểm riêng của mỗi cá nhân và phần nào phản ứng về bản chất, tính cách con người Tào Tháo.
>>>Xem thêm: Tham khảo hình ảnh lăng mộ đá đa dạng
2. Vị trí, thời gian khai quật mộ Tào Tháo
Quá trình khai quật mộ Tào Tháo gặp nhiều khó khăn do không biết chính xác ông mất năm bao nhiêu. Theo các chuyên gia thuộc viện Di Sản Văn hóa & Khảo cổ tỉnh Hà Nam đã kết luận rằng di cốt Tào Tháo được tìm thấy trong ngôi mộ cổ của tỉnh và qua đời khi ngoài 60 tuổi. Tào Tháo là nhân vật xuất chúng trong thời Tam Quốc từ năm 220 – 280.
Vị trí lăng mộ Tào Tháo từng là bí ẩn trong nhiều thế kỷ. Đến năm 2009 các chuyên gia đã tìm thấy một bài vị trong một ngôi làng Gaoxixue, huyện Anyang, tỉnh Hà Nam, trong đó bia mộ ghi là nơi yên nghỉ cuối cùng của Ngụy Vương. Mộ Tào Tháo được khai quật từ năm 2016 vẫn còn là bí ẩn chưa giải đáp được hết.
3. Kiến trúc và những bí ẩn khu lăng mộ
Sau nhiều năm khai quật di chỉ này thì các nhà khảo cổ đã tin rằng di cốt trong đó chính là mộ Tào Tháo. Vào tháng 12/2009, Liu Qingzhu – Giám đốc ủy ban học thuật của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã mô tả chi tiết về lăng mộ Tào Tháo có diện tích 740m2 bao gồm hai ngăn.
Các chuyên gia cũng phát hiện trong đó có 3 quan tài chứa thi hài của một nam giới ở tuổi ngoài 60 mà Tào Tháo qua đời khi 66 tuổi nên đây là mộ của ông. Hai quan tài của người phụ nữ đặt cạnh và chuyên gia cũng tìm thấy văn bia và một dòng chữ có nội dung ám chỉ Tào Tháo.
Theo Tân Hoa Xã, khi khai quật các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 250 đồ vật bằng vàng, bạc, gốm và đào được 59 đĩa đá khắc tên và số lượng những đồ vật trong mộ, trong đó có 7 chiếc đĩa ghi tên những vũ khí mà Tào Tháo từng sử dụng. Ngoài ra, khi khai quật mộ Tào Tháo các nhà khảo cố còn tìm được rất nhiều bức tranh tạc trên đá.
Theo Hao Benxing – giám đốc Viện Khảo cổ Hà Nam nhận định thì kiến trúc ngôi mộ cũng khá đơn giản. Trong mộ Tào Tháo có những bức vách không có tranh nên so với nhiều mẫu mộ đá đế vương khác thì số đồ vật chôn theo cũng ít hơn. Đặc biệt, khai quật lăng mộ Tào Tháo có vị trí trùng khớp với ghi nhận trong sử sách thời đó.
Di sản mộ Tào Tháo chính là đề tài gây tranh cãi trong gần 2.000 năm qua vẫn có nhiều thắc mắc bí ẩn xoay quanh ngôi mộ cần được giải đáp. Trong nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, Tào Tháo bị mô tả là một nhân vật xảo quyệt, mưu mô, một kẻ bất trung. Nhưng trong Kinh kịch, Tào Tháo thường được mô tả là một nhân vật có gương mặt trắng, qua đó muốn bộc lộ ông là một kẻ bội bạc, xảo quyệt.
4. Giải đáp của chuyên gia
Quá trình khai quật mộ Tào Tháo diễn ra từ năm 2016 – 2017 và phát hiện 5 kết cấu lớn của khu lăng mộ. Điều này trái ngược hoàn toàn với những ghi chép trong lịch sử là Tào Tháo không muốn xây dựng lăng mộ xa hoa để tránh bị phát hiện.
Các chuyên gia giải đáp điều này như sau “ Tào Phi là con trai đồng thời là người kế vị Tào Tháo đã không nghe lời cha mình nên sau khi Tào Tháo qua đời Tào Phi đã xây khu lăng mộ đồ sộ, để báo hiếu với cha. Nhưng sau đó vì sợ lăng mộ bị kẻ gian và kẻ thù đột nhập nên Tào Phi có thể đã ra lệnh phá hủy những công trình ở trên bề mặt.
Vì vậy, Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc nhưng hình tượng của ông đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi vì ông được xem là gian hùng và vừa được xem là anh hùng. Và những bí ẩn xung quanh khai quật mộ Tào Tháo vẫn là vấn đề còn nhiều thắc mắc.