Phong tục cúng ông Công ông Táo trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị lễ cúng và văn khấn để thể hiện thành ý của mình. Cùng tìm hiểu về văn khấn ông công ông táo để bạn có thể tiến hành lễ cúng một cách chỉnh chu nhất.
1. Ý nghĩa nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Để tìm hiểu về văn khấn ông Công ông Táo vào năm mới, cùng chúng tôi đi tìm hiểu các thông tin liên quan và ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo trong các phần dưới đây:
Nguồn gốc ông Công, ông Táo
Thần Táo quân hay ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam có nguồn gốc từ các vị thần ở Trung Quốc đó là Thổ địa, Thổ công và Thổ kỳ. Khi được Việt hoá thì được chuyển thể thành sự tích hai ông một bà, đó là 2 ông thần Đất và thần Nhà còn 1 bà đó là thần Bếp.
Sự tích này được người đời truyền miệng từ đời này sang đời khác và lưu truyền đến mãi ngày nay. Và Thần táo thì vẫn được người dân gọi với cái tên quen thuộc là Táo quân hay ông Táo.
Theo quan niệm của người dân Việt Nam thì và ngày 23 tháp Chạp hàng năm, tính theo âm lịch là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời để hai ông thần có thể bẩm báo những việc đã xảy ra trong một năm qua.
Ý nghĩa nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Theo văn hoá của người Việt thì ông Công ông Táo không những cai quản công việc trong gia đình mà còn ngăn cản ma quỷ hay giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Một năm của người Việt sẽ bắt đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc khi tiễn lễ cúng ông Công ông Táo về trời.
Để có thể được ông Công ông Táo phù trợ thì hằng năm, người Việt Nam vẫn thường làm lễ để đưa ông Công ông Táo về trời một cách đầy đủ và long trọng nhất. Nghi lễ cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hoá đi sâu vào tiềm thức của người Việt và trở thành bản sắc văn hóa tự hào với bạn bè quốc tế.
Đây không chỉ là lễ để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp, mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình trở về sum họp, quây quần bên sau sau một năm làm việc vất vả.
Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, người ta thường chuẩn bị những con cá chép. Sau khi làm lễ cúng xong thì người dân sẽ đem thả hay phóng sinh ở những con sông, ao hay hồ… với ý nghĩa những chú cá chép này sẽ đưa ông Công ông Táo về trời. không chỉ dừng lại ở đó, việc phóng sinh còn thể hiện sự từ bi và nhân ái.
2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị những gì?
Thông thường, trước khi làm lễ và văn khấn ông Công ông Táo, người dân cần chuẩn bị những mâm cỗ cúng đầy đủ và thịnh soạn. Lễ vật cúng bao gồm mũ ông Công ông Táo và mũ của thần bà. Mũ của hai Táo ông thì sẽ có cánh chuồn còn mũ của Táo ba thì sẽ không có.
Tiếp theo là cá chép, nó sẽ tượng trưng cho Phương tiện di chuyển khi về trời của ông Công ông Táo. Tuỳ theo văn hóa vùng miền hay quan niệm của bạn mà có thể sử dụng cá chép giấy hoặc là cá chết thật đều được. Đối với cá chép giấy thì sau khi làm lễ xong bạn sẽ mang đi đốt còn với cá chép thật thì bạn sẽ mang đi phóng sinh.
Tùy thuộc vào vùng miền hay lễ mặn, lễ chay mà mâm cúng trong lễ cúng ông Công ông Táo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản trong mâm cúng vẫn phải có những loại trái cây tươi, trà, cau trầu và rượu…
3. Nội dung trong văn khấn ông Công ông Táo
Văn khấn có thể hiểu là những lời khấn vái của người dân khi làm lễ cúng. Vì vậy mà nó sẽ không bắt buộc là bạn phải đúng từng câu từng chữ trong văn khấn. Tùy vào hoàn cảnh, thời điểm hay vùng miền khác nhau mà nội dung trong văn khấn ông Công ông Táo có thể khác nhau và biến tấu phù hợp với văn hóa ở địa phương đó.
Nhìn chung, trong một bài văn khấn ông Công ông Táo sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Thứ nhất là lời chào, lời mời các vị thần về chứng giám và trong đó có cả Công ông Táo.
Tiếp theo đó là thông tin của gia chủ như là tên, tuổi hay là địa chỉ.
Thứ ba là lý do của lễ cúng ông Công ông Táo và nêu ra những vật phẩm mà gia chủ đã chuẩn bị.
Thứ tư là lời cầu mong cho các vị thần sẽ tha thứ cho những lỗi lầm, những sai phạm của mình hay của các thành viên trong năm vừa qua.
Tiếp theo cũng là lời cầu mong về những điều tốt đẹp hay mong muốn những điều sẽ xảy ra trong năm tới.
Cuối cùng là là kính bái các vị thần
Ngoài ra thì bạn cũng có thể thêm bớt các nội dung mà mình mong muốn vào văn khấn ông Công ông Táo. Bởi vì trong văn khấn sẽ không bắt buộc bạn phải nói đúng hết từng câu, từng chữ nên bạn có thể thêm bớt nhưng đừng quá dài dòng mà cần phải đi đúng vào trọng tâm.
4. Một số lưu ý, kiêng kỵ khi làm lễ cúng ông Công ông Táo
Tiến hành làm lễ cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi vì theo quan niệm của người xưa cho rằng các vị thần sẽ về trời trước 12 giờ trưa để kịp thời bẩm báo vì vậy bạn có thể làm lễ cúng và chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo trước đó. Bạn có thể làm sớm hơn nhưng đừng làm muộn nhé.
Bạn không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo dưới bếp mà nên để trên bàn thờ chính. Điều này sẽ thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần và bạn nên lau dọn sạch sẽ nơi bàn thờ cúng trước khi bày mâm lễ và bắt đầu văn khấn ông Công ông Táo.
Mạng không nên phóng sinh cá chép từ trên cầu hay là ném cá để chúng có thể đi nhanh hơn. Điều này sẽ làm mất đi ý nghĩa tâm linh và đồng thời cũng có thể khiến cho cá chết. Bạn nên ra mép sông hay mép hồ để thả cá chép và đừng vứt túi nilon xuống hồ mà nên vứt vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường nha.
Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ cúng và văn khấn ông Công ông Táo. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp cho bạn bạn thực hiện một lễ cúng ông Công ông Táo đúng với phong tục và chỉnh chu nhất.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế khu lăng mộ đá, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.