Bốc mộ là tục lệ ngàn đời nay của người dân Việt Nam nhằm thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vậy bốc mộ có ý nghĩa gì? và có những điều kiêng kỵ khi bốc mộ nào mà chúng ta nên tránh? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ qua bài viết sau đây nhé!
1. Ý nghĩa của việc bốc mộ
Bốc mộ là một trong những việc làm có ý nghĩa tâm linh lớn của người Việt Nam. Bốc mộ là nét văn hoá của Việt Nam đã được thực hiện từ hàng ngàn năm nay. Và cho đến bây giờ, nó vẫn được người dân Việt Nam thực hiện một cách vô cùng nghiêm túc. Trước khi đến với những điều kiêng kỵ khi bốc mộ mà chúng ta nên tránh, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của việc bốc mộ:
Bốc mộ là việc di dời phần mộ của người thân đã khuất sang một chỗ khác. Đồng thời, giúp thân thể của người đã khuất được sạch sẽ, không để thân thể họ ở trong quan tài mục nát quá lâu. Theo quan niệm dân gian, thì đây còn được gọi là sang cát hay thay nhà cho người mất…
Việc bốc mộ hay thay nhà cho người đã rời xa thế giới này mang những ý nghĩa như sau:
Thể hiện sự thành tâm, hiếu kính của người còn sống đối với những người đã mất.
Giúp cho vong linh người đã khuất không cảm thấy hiu quạnh, cô đơn.
Đây cũng là việc làm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam, đồng thời thể hiện mong muốn một cuộc sống bình an, yên ổn cho con cháu và những người còn sống.
2. Khi nào nên bốc mộ?
Để xác định được chính xác thời điểm nên bốc mộ, cần lưu ý 5 tiêu chí sau đây:
Thời điểm có thể bốc mộ sau khi an táng: Khoảng từ 3 năm kể từ ngày an táng, có thể lâu hơn bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bệnh tật của người mất, kết cấu đất, môi trường, hóa chất…
Mùa tốt nhất trong năm: Từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm ( ngày 21 hoặc 22 tháng 12 dương lịch).
Nam nên bốc mộ: Nên chọn năm hợp với tuổi trưởng nam, tránh những năm xung khắc với tuổi người mất.
Ngày giờ bốc mộ: Nên chọn ngày giờ đẹp, thường là vào ban đêm hoặc sáng sớm (tránh ánh nắng mặt trời).
3. Những việc cần tiến hành khi bốc mộ
Các công việc cần tiến hành khi bốc mộ có thể kể đến đó là:
3.1. Xem ngày – giờ – năm hợp để bốc mộ
Việc xem ngày – giờ – năm hợp bốc mộ cần được làm trước đó một khoảng thời gian đủ dài để bạn có thể chuẩn bị cho lễ bốc mộ cho người thân đã khuất được tươm tất và chu đáo.
3.2. Chọn vị trí địa lý để chọn đặt mộ mới
Tiếp theo đó là lựa chọn vị trí địa lý để đặt mộ mới, hay còn gọi là nhà mới cho người đã khuất. Vị trí đặt mộ mới cũng cần phải xem hướng phù hợp với tuổi của người mất.
3.3. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, lễ vật
Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, lễ vật cúng trước khi bốc mộ và tạ mộ cũng là việc làm quan trọng mà bạn cần hết sức lưu ý cho công việc được trọn vẹn.
3.4. Tiến hành bốc mộ
Hiện nay việc thực hiện bốc mộ đa phần được các gia đình thuê đơn vị bên ngoài. Nhưng cũng có nhiều địa phương lại có tục lệ con cháu trong nhà tự cải táng và “tắm rửa” cho người đã khuất.
Đặc biệt, khi tiến hành bốc mộ cần hết sức lưu ý những điều kiêng kỵ khi bốc mộ để con cháu sau này mãi mãi được an vui và làm ăn phát đạt
3.5. Xây mộ mới và tiến hành lễ tạ mộ
Cuối cùng đó là thực hiện xây mộ mới. Hiện tại mộ mới được nhiều người ưa chuộng nhất đó là mộ đá tự nhiên. Bạn có thể tham khảo tại datamnguyen.vn. Sau đó là tiến hành làm lễ tạ mộ là hoàn thành công việc bốc mộ hay cải táng cho người đã khuất.
4.1. Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ chúng ta nên tránh
Khi tiến hành bốc mộ cho những người đã khuất trong gia đình, bạn cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi bốc mộ sau để toàn gia trên dưới được may mắn – bình an, vui vẻ – thuận hòa mãi sau này:
Trước tiên, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay những người ốm yếu bệnh tật, đang có bệnh trong người thì không nên tham gia hay quan sát quá trình bốc mộ. Bởi mồ mả mới bốc lên có thể có những vi sinh vật có hại,gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Trong những điều kiêng kỵ khi bốc mộ chúng ta cần tránh đầu tiên đó chính là người trực tiếp tham gia bốc mộ cần phải đi găng tay cao su, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, cũng thể tránh được khí lạnh ở thi thể người đã mất.
Trước khi thực hiện bốc mộ, bạn nên kiểm thật cẩn thận xem phần mộ của người nhà mình có kế hay không?. Bởi theo quan niệm từ xa xưa của người Việt thì nếu mộ kết là điểm lành báo hiệu con cháu sau này sẽ làm ăn rất thịnh vượng. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp bạn không bốc mộ của người đã khuất lên. Còn trường hợp mộ đã kết nhưng vẫn quyết định bốc mộ thì con cháu có thể làm ăn đi xuống, gia đạo lục đục, gặp rất nhiều chuyện xui xẻo.
Trường hợp khi đang thực hiện bốc mộ mà thấy quan tài có những giọt nước đục như sữa, tơ hồng hoặc mạng nhện kết trong nắp quan tài thì cũng không nên tiếp tục thực hiện công việc này. Lúc này, nên lấp lại sau đó về nhà làm lễ tạ và đi xem thầy về tình hình phần mộ nhà mình.
Những người có tuổi khắc với tuổi người đã mất – chuẩn bị bốc mộ cũng không nên có gặp trong quá trình bốc mộ.
Trước khi thực hiện bốc mộ, người nhà cần xem ngày phù hợp để thực hiện. Tránh những ngày xấu, ngày đại kỵ, ngày phạm trùng với tuổi người mất…. Không nên thực hiện bốc mộ trong những ngày này bởi rất có thể khiến gia đình lụi bại, làm ăn thất bát, con cháu cuộc sống không được bình an.
Cuối cùng, đó là sau khi thực hiện xong, xây mộ mới, nên chọn mẫu mộ đá, mộ đá công giáo phù hợp, tránh gây xung đột, phá long mạch. Có thể sử dụng những loại mộ đá tự nhiên nguyên khối để xoa dịu người đã khuất. Đồng thời, đá tự nhiên theo phong thuỷ cũng sẽ giúp lưu thông các dòng khí, dễ kích phát các vị trí huyệt mộ tốt, tụ tập nhiều linh khí mang lại phúc phần cho con cháu.
Trên đây là những điều kiêng kỵ khi bốc mộ chúng ta nên tránh. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống và có thể áp dụng chúng khi cần thiết nhé!
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế khu lăng mộ đá đẹp, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.