1. Những bước chuẩn bị trước khi cử hành thánh lễ trong giáo phận Công Giáo
Trước khi cử hành thánh lễ trong giáo phận Công giáo, giáo dân sẽ cần chuẩn bị 3 bước như sau:
1.1. Nhập lễ
Vị chủ tế (linh mục) sẽ tiến ra bàn thờ trong khi đang có ca đoàn hát ca Nhập lễ. Cộng đoàn đứng dậy. Chủ tế hôn kính bàn thờ và có thể tùy nghi xông hương. Rồi quay mặt về phía cộng đoàn, làm dấu Thánh Giá. Tiếp theo, chủ tế sẽ chúc bình an cho giáo dân. Sau đó, nói đôi lời về ý nghĩa của nghi thức thánh lễ sắp cử hành. Mục đích là để hướng cộng đoàn về thánh lễ.
1.2. Sám hối
Vị chủ tế mời gọi anh chị em cộng đồng Dân Chúa tự xét lại mình và xin hòa giải với chúa cùng các anh chị em. Đọc kinh cáo mình hay còn gọi là kinh thú nhận. Tất cả đứng dậy, hát “xin Chúa thương xót chúng con” (nếu trong phần Sám hối không có xướng đáp lời hát này).
1.3. Hát kinh Vinh Danh
Hát kinh Vinh Danh để tán tụng Ba Ngôi Thiên Chúa – chỉ có ở Thánh lễ Chúa Nhật, lễ buộc và các ngày lễ trọng. Không bao gồm các thánh lễ Chúa Nhật trong mùa vọng và mùa chay. Nghi thức đầu lễ sẽ kết thúc bằng lời nguyện nhập lễ và giáo dân thưa “Amen”.
2. Các nghi thức chính trong thánh lễ công giáo và ý nghĩa của chúng
Nghi thức thánh lễ Công giáo sẽ gồm 2 phần chính. Đó là:
2.1. Phụng vụ lời Chúa
Giáo dân ngồi xuống, nghe đọc các đoạn trích trong Kinh Thánh. Thông thường, có 3 bài đọc:
Bài đọc 1: Trích từ Cựu ước hoặc trong mùa Phục Sinh thì đọc sách Công vụ Tông đồ, do giáo dân đọc. Sau bài đọc 1 là Thánh Vịnh hoặc Đáp ca được đọc hoặc hát.
Bài đọc 2: Trích từ Tân ước (những bài Thánh Thư). Rồi cộng đoàn đứng lên hát bài hoan ca ngắn Alleluia (Tung Hô Tin Mừng).
Bài Phúc Âm: Khi đang hát bài Tung Hô Tin Mừng thì vị chủ tế hoặc thầy phó tiến ra bục giảng. Chúc bình an cho cộng đoàn. Sau đó, công bố Phúc Âm trích từ một trong bốn bài Tin mừng của các thánh Mattheu, Macco, Gioan, Luca, nói về hoạt động và những lời giáo huấn của chính chúa Giêsu.
Các bài đọc được sắp xếp theo lịch Phụng vụ do Giáo hội Công giáo ban hành. Như vậy, mỗi ngày, tất cả các nhà thờ Công giáo đều đọc cùng một số đoạn trích như nhau. Lịch các bài đọc phụng vụ được lặp lại mỗi 3 năm (năm A, năm B, năm C).
Theo quy ước của Giáo hội, năm nào mà số năm chia hết cho 3 thì sẽ là năm C, các thánh lễ Chúa Nhật trong năm đó sẽ đọc bài Tin Mừng theo thánh Luca. Nếu số năm chia cho 3 dư 1 sẽ là năm A, các nghi thức thánh lễ Chúa Nhật trong năm này sẽ đọc bài Tin Mừng theo thánh Matthêu. Còn nếu số năm chia cho 3 dư 2 thì sẽ là năm B. Các thánh lễ Chúa Nhật trong năm B sẽ đọc bài Tin Mừng theo thánh Máccô và một thành theo thánh Gioan.
Sau khi đọc bài Tin Mừng xong, cộng đoàn ngồi xuống để nghe bài chia sẻ (bài giảng) của vị chủ tế. Rồi tiếp đó là phần tuyên xưng đức tin, nếu hôm đó là lễ Chúa Nhật hoặc lễ trọng. Cuối cùng là lời nguyện tín hữu.
2.2. Phụng vụ Thánh thể
Phần dâng của lễ
Hai lễ vật căn bản là bánh miến và rượu nho được mang ra (trong khi ca đoàn đang hát ca Tiến lễ). Giáo dân cũng có thể tiến dâng những lễ vật muốn chia sẻ cho anh em. Cộng đoàn ngồi, vị chủ tế chúc lành cho lễ vật. Mọi người đứng để hiệp ý với vị chủ tế đọc Lời nguyện Tiến Lễ. Tiếp theo vị chủ tế chúc bình an cho cộng đoàn và kêu gọi hướng tâm hồn lên Chúa.
Kinh Tiền Tụng
Mọi người tiếp tục đứng. Vị chủ tế đọc Kinh Tiền Tụng và kết thúc bằng cộng đoàn hát Kinh Thánh, Thánh, Thánh.
Kinh nguyện Thánh Thể
Cộng đoàn quỳ hoặc có thể đứng nếu vì lý do ngăn trở. Vị chủ tế – được coi là hiện thân của chúa Giêsu hết sức thận trọng và thành kính, đọc lại lời chúa Giêsu đã nói trong bữa tiệc Ly. Bánh Thánh hóa thành Thân thể Chúa, rượu nho hóa thành máu Chúa. Đây chính là giây phút thiêng liêng nhất của nghi thức thánh lễ. Vị chủ tế sẽ nâng cao Mình Thánh và Chén Thánh cho cộng đoàn thấy.
Trong kinh nguyện Thánh Thể, vị chủ tế sẽ cầu nguyện cho Hội thánh, cho các tín hữu còn sống cũng như đã qua đời theo như các công thức được ghi trong Sách lễ Rôma. Kinh nguyện Thánh Thể kết thúc bằng Vinh Tụng Ca. Chủ tế nâng cao dĩa thánh đựng Mình Thánh và Chén Thánh. Cộng đoàn thưa Amen.
3. Sự thay đổi của nghi thức thánh lễ qua các thời kỳ lịch sử công giáo
Bắt đầu từ thế kỷ IV, người ta mới nói đến “lễ Misa”. Vào thời ấy, sau khi hoàng đế Constantinô trở lại đạo Công giáo, mới thấy xuất hiện những cộng đoàn đông đảo Kitô hữu. Tuy nhiên, vài thế kỷ sau thì mai một ý thức về bữa ăn, về tâm tình tham dự vào hy lễ. Khi đó, nghi thức thánh lễ trở thành một buổi trình diễn có tính cách thánh thiêng.
Trong Thánh lễ, các cấp bậc trong đạo công giáo rất thụ động. Năm 1947, Đức Giáo hoàng Piô XII công bố thông điệp “Mediator Dei” (đấng trung gian của Thiên Chúa) nhằm canh tân Phụng vụ dưới mọi phương diện. Trong đó, bao gồm cả việc mời gọi cộng đoàn đối đáp với linh mục chủ tế.
Với Cộng đồng Vatican II, người ta tìm lại được ý nghĩa sâu xa của Thánh lễ, được tất cả mọi người công giáo cùng cử hành dưới sự chủ tọa của linh mục, là bữa tiệc của Thiên Chúa và là nghi thức bẻ bánh. Cách đây không lâu, lòng tôn sùng Thánh Thể vẫn còn được xem như là việc đạo đức cá nhân thì ngày nay, thánh lễ đã trở lại với hành vị tạ ơn của toàn dân Chúa.
4. Tầm quan trọng của việc tuân thủ nghi thức thánh lễ đối với đạo đức và tín ngưỡng công giáo
Đối với đạo đức và tín ngưỡng Công giáo, việc tuân thủ nghi thức thánh lễ cực kỳ quan trọng. Cụ thể:
Thánh lễ được coi là hy tế ngợi khen để Hội Thánh ca hát vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể vũ trụ vạn vật. Hy lễ ngợi khen này chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Kitô. Và trong Chúa Kitô, ngài kết hợp các tín hữu vào bản thân Ngài, vào lời ngợi khen và lời chuyển cầu của Ngài.
Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt qua của Chúa Kitô, là hiện tại hóa và hiến dâng hy lễ độc nhất của Chúa Kitô trong Phụng Vụ của Hội Thánh.
Thánh lễ là bữa tiệc thánh để các tín hữu được hiệp thông vào Mình máu Chúa. Vì thế, đoàn dân Chúa phái tham gia tích cực và sinh động, lãnh nhận lương thực thần linh nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu cũng như đời sống cộng đoàn.
Thánh lễ còn là đỉnh cao của Phụng vụ Kitô giáo. Nhờ thánh lễ mà công trình cứu rỗi linh hồn của chúng ta được thực hiện. Hội thánh dâng Thánh lễ vì những ý này:
Để kính nhớ màu nhiệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại, cùng trông đợi Người đến trong vinh quang.
Để thờ phượng, tạ ơn Chúa. Xin Người tha thứ tội lỗi và ban cho ta mọi ơn lành hồn xác.
Trên đây là tất tần tật những thông tin chia sẻ chia tiết về nghi thức thánh lễ Công giáo. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá và hữu ích về tôn giáo phổ biến này.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế các mẫu lăng mộ đá, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Trường hợp, nếu có nhu cầu mua mộ công giáo hoặc các vật phẩm liên quan đến thờ cúng bằng đá thì hãy truy cập vào website đá Tâm Nguyện để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất nhé
Xưởng chế tác: Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.
VP tại Hà Nội: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.
VP tại Ninh Bình: 561 Nguyễn Huệ – Ninh Phong – TP.Ninh Bình
Hotline: 0865.68.68.92
Email: damynghetamnguyen@gmail.com
Website: datamnguyen.vn
Fanpage: Facebook.com/damynghetamnguyen