Lăng vua Thiệu Trị còn được gọi là Xương Lăng, nơi đây chính là nơi yên nghỉ của vị vua thứ 3 triều Nguyễn. Đặc biệt, đây là một trong số những lăng mộ nổi tiếng tại Huế và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993. Cùng khám phá lăng mộ vua Thiệu Trị – vẻ đẹp di tích tại xứ Huế qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đôi nét lịch sử về vua Thiệu Trị
Vua Thiệu Trị tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (1807 – 1847) – vị vua thứ ba triều đại nhà Nguyễn, là con trai trưởng của vua Minh Mạng. Ông lên ngôi khi 34 tuổi, trị vì đất nước được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh và băng hà.
Lúc còn sống, ông chưa nghĩ đến việc xây cất sơn lăng cho mình nên khi băng hà thi hài của ông được quàn tại điện Long An, cung Bảo Định 8 tháng. Sau khi vua cha băng hà, Vua Tự Đức – con trai của Thiệu Trị lên nối ngôi và Vua Tự Đức gấp rút tiến hành xây lăng cho vua cha.
2. Lăng vua Thiệu Trị ở đâu? Cách thành phố Huế bao xa ?
Khu di tích Lăng mộ vua Thiệu Trị được xây dựng tại làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km nên rất dễ dàng di chuyển khi du khách muốn đến đây tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh toàn bộ lăng.
Xương lăng là mộ trong những khu lăng mộ đá đẹp có lối kiến trúc đặc biệt hướng mặt về hướng Tây bắc, hướng không được dùng đến trong các công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm thời nhà Nguyễn. Xung quanh lăng mộ được bao quanh bởi những cánh đồng lúa và những vườn cây xanh.
3. Kiến trúc đặc biệt khu lăng mộ vua Thiệu Trị
Lăng mộ vua Thiệu Trị xét về tổng thể được chia thành 2 khu vực chính là Khu lăng nằm bên phải và khu Tẩm nằm bên trái.
Khu Lăng
Khu lăng mộ vua chúa nằm ở bên phải được xây dựng với phong cách kiến trúc độc đáo, trước mặt là hồ Nhuận Trạch án ngữ được nối thông với hồ Điện. Tiếp theo, phía sau hồ là bức bình phong đến Nghi Môn được đúc bằng đồng theo kiểu long vân đồng tụ để dẫn vào sân Bái Đình rộng rãi. Vật liệu xây dựng Nghi Môn được làm hoàn toàn từ đá cẩm thạch tự nhiên.
Tại sân Bái Đình, với 2 bên sân chầu được bày đặt hai hàng tượng đá. Đây chính là một nét đặc trưng cho nghệ thuật tạc tượng vào nửa đầu thế kỷ XIX tại xứ Huế dùng để tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật để cưỡi như ngựa, voi.
Tiếp đến, quý khách sẽ đến Lầu Đức Hinh và Bi Đình đều được tọa lạc trên đồi cong, mường tượng giống một mai rùa. Tại Bi Đình có tấm bia do đích thân vua Tự Đức viết để tưởng nhớ đến vua cha, bia có tên gọi là “Thánh Đức thần công” được hoàn thành vào ngày 19/11/1848.
Do đó, nhờ vẻ tôn nghiêm vốn có của khu lăng mộ vua Thiệu Trị nên nó còn được tôn thêm bởi các công trình phụ như Tả Hữu Phối điện đặt ở phía trước và Tả Hữu tùng viện đặt ở phía sau cũng quây quần để tôn lên vẻ đẹp cao quý của khu di tích.
Khu Tẩm
Khu tẩm còn có tên gọi là điện thờ được xây dựng cách Lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Do đã trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm với sự bào mòn của thời gian nên hiện nay công trình đã sụp đổ chỉ còn lại phần nền và bậc cấp. Dựa theo các hình ảnh tư liệu xưa còn lưu giữ lại thì lầu Đức Hinh mang dáng dấp như Minh Lâu ở lăng Minh Mạng.
Phía sau lầu Đức Hinh các bạn sẽ bắt gặp hai vườn hoa nằm đối xứng hai bên với dáng tương đồng hai vườn hoa sau Minh Lâu. Kế tiếp bên trong là tòa Bửu Thành được án ngữ phía trước nhờ hồ Ngưng Thúy. Tòa Bửu Thành có 3 cây cầu được đặt tên theo thứ tự từ phải qua trái bao gồm Cầu Đông Hòa, Cầu Chánh Trung, Cầu Tây Đình.
Tiếp theo, khi đi qua tòa Bửu Thành sẽ đến Hồng Trạch Môn – chính là cánh cổng dạng vọng lâu có nét kiến trúc khá tương đồng với Khiêm Cung Môn của lăng Tự Đức sau này và Hiển Đức Môn của lăng Minh Mạng.
Phía sau Hồng Trạch Môn chính là điện Biểu Đức là công trình trung tâm của khu tẩm điện và nơi đây thờ bài vị của vua Thiệu Trị và Nghi Thiên Chương Hoàng hậu tức bà Từ Dũ. Trong chính điện Biểu Đức có cỗ diêm của Hồng Trạch và bộ mái khắc trên 450 chữ với các bài thơ có giá trị văn học và giao dục con cháu về sau.
4. Kinh nghiệm tham quan khu lăng mộ vua Thiệu Trị
Để tham quan lăng mộ vua Thiệu Trị quý khách hãy di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô. Kinh nghiệm nên đi vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 thời tiết mát mẻ tham quan sẽ đỡ nóng bức. Lưu ý khi vào lăng mộ cần ăn mặc lịch sự kín đáo, đi theo sự chỉ dẫn của lăng và không nói cười to gây ảnh hưởng đến người khác.
Giá vé tham quan lăng vua Thiệu Trị Huế dành cho cả 2 đối tượng chính là khách Việt Nam và khách quốc tế đều có mức chung là 50.000 VNĐ/ vé người lớn và trẻ em được miễn phí.
Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ về lăng mộ vua Thiệu Trị vẻ đẹp di tích tại xứ Huế sẽ giúp du khách có nhiều trải nghiệm nhất khi đến đây.