1. Khái quát về hội thánh công giáo
1.1. Đấng thờ phụng
Hội thánh công giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần. Ba ngôi vị này tuy là riêng biệt, nhưng “cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi (Tam vị nhất thể)”.
1.2. Giáo lý công giáo
Giáo lý công giáo của hội thánh công giáo được thể hiện trong Kinh Thánh. Hệ thống giáo lý gồm Cựu ước và Tân ước, được hình thành, bổ sung và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ.
Trong đó, Cựu ước có 46 quyển, gồm sách lịch sử, sách văn thơ và sách tiên tri. Còn Tân ước có 27 quyển, kể về cuộc đời, sự nghiệp, lời răn dạy và chỉ bảo của Chúa Giê-su và các Thánh Tông đồ.
Hiện nay, hệ thống giáo lý trong Kinh Thánh được dịch ra 750 ngôn ngữ khác nhau với gần 1 tỷ bản được xuất bản. Trong giáo lý của công giáo có 5 tín điều cơ bản:
Thiên Chúa và sự sáng tạo thế giới của Thiên Chúa.
Con người và sự sa ngã của con người.
Chúa Giê-su và công cuộc cứu chuộc.
Chúa Giê-su trở lại và sự phán xét cuối cùng.
Thiên đường và địa ngục, thiên thần và ma quỷ.
2. Sự ra đời và phát triển của hội thánh công giáo
Ngoài thắc mắc hội thánh công giáo là gì là thì rất nhiều người quan tâm đến sự ra đời và phát triển của hội thánh công giáo. Theo đó, Công giáo được sáng lập bởi chúa Giê-su vào thế kỷ I SCN.
Chúa Giê-su sinh năm thứ nhất SNC, cha nuôi là Giuse và mẹ là Maria. Năm 30 tuổi, Chúa bắt đầu truyền đạo. Quá trình truyền đạo, Chúa bị người Do Thái ghen ghét, đả kích, phê phán. Đến năm 33 tuổi, Chúa bị nhà cầm quyền kết tội mưu phản La Mã và tử hình bằng cách đóng đinh trên giá hình chữ thập.
Chính vì vậy mà hình ảnh cây thánh giá hình chữ thập đã trở thành biểu tượng của hội thánh công giáo. Cây thánh giá xuất hiện trong các nhà thờ, giáo xứ và cả trên mộ công giáo và các mẫu bia mộ công giáo của những người đã khuất theo đạo Công giáo.
Tại Việt Nam, Công giáo được truyền bá từ các thập kỷ đầu của thế kỷ XVI (1533). Tuy nhiên, mạnh mẽ nhất, quy mô nhất là phải bắt đầu từ thế kỷ XVII với nhiều giai đoạn khác nhau.
3. Tín ngưỡng và phong tục của hội thánh công giáo
Những người Công giáo tin rằng, Chúa Giê-su xuống trần gian là để làm người rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa bệnh,… Khi Chúa chết trên cây thập giá cũng là lúc Chúa đã hoàn thành sứ mệnh và công cuộc cứu chuộc tội lỗi của loài người.
Những ngày lễ đạo của Công giáo được tổ chức theo dương lịch. Một năm có rất nhiều ngày lễ đạo, được chia thành lễ trọng và lễ thông thường. Trong đó, lễ trọng là rất quan trọng, buộc phải có, gồm 6 ngày trong năm:
Lễ Noel, còn gọi là Giáng sinh, ngày 25/12.
Lễ Phục sinh, vào một ngày của tháng 4 (từ 21/3 – 25/4).
Lễ Chúa Giê-su lên trời, sau lễ Phục sinh 40 ngày.
Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống, sau lễ Chúa Giê-su lên trời 10 ngày.
Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời, ngày 15/8.
Lễ các Thánh, ngày 1/11.
Còn lễ thông thường là những ngày lễ không bắt buộc, được tổ chức theo tháng hoặc theo mùa, tùy vào chủ đích của Giáo hội. Lúc này, Giáo dân sẽ tích cực tham gia với mong muốn được hưởng nhiều ơn phúc từ Chúa.
4. Sự quản lý và lãnh đạo của hội thánh công giáo
Hội thánh công giáo có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất, lâu dài và ổn định với 3 cấp hành chính chính thức: Giáo triều Rô-ma, Giáo phận, Giáo xứ. Trong đó:
Giáo triều Rô-ma: Là cơ quan điều hành trung ương, đặc trách những việc thường vụ của Giáo hội, điều hành công việc của Tòa thánh và quản lý tài chính.
Giáo phận: Là tập hợp nhiều Giáo xứ, cai quản Giáo phận là một Giám mục – người có tất cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi tôn giáo.
Giáo xứ: Là đơn vị hành chính cuối cùng, đứng đầu là một Linh mục do Giám mục bổ nhiệm. Một Linh mục có thể cai quản nhiều Giáo xứ, một Giáo xứ có thể có nhiều giáo họ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc hội thánh công giáo là gì. Cùng với đó là những chia sẻ thú vị liên quan đến hội thánh công giáo như lịch sử ra đời và phát triển, tín ngưỡng và phong tục, cơ cấu tổ chức và quản lý,…
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế các mẫu lăng mộ đá, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Xưởng chế tác: Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.
VP tại Hà Nội: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.
VP tại Ninh Bình: 561 Nguyễn Huệ – Ninh Phong – TP.Ninh Bình
Hotline: 0865.68.68.92
Email: damynghetamnguyen@gmail.com
Website: datamnguyen.vn
Fanpage: Facebook.com/damynghetamnguyen